Tình yêu, tình dục, hệ quả (2)
10/02/2025
Tp. Hồ Chí Minh
Bài viết số 17
Có lẽ,
ta có chữ “nhỡ” vì ta chưa sẳn sàng, ta có chữ “thì” vì ta sợ thước đo của xã hội.
Sau chữ thì đó là gì? Có phải là cuộc hôn nhân hạnh phúc không? Hay sự ràng buộc
bởi đứa con, và ta đang nhân đau khổ lên từ bản thân ta qua cho vợ/chồng - bất
đắc dĩ của mình, cho đứa con - sự cố của mình, cho ba mẹ - ở thế bị động của
mình, và cho ai nữa…?. Vậy thì phá thai? Và dấu nỗi đau đó cho riêng bản thân
mình? Hay tệ hơn, ta không biết đau, ta tiếp tục bản năng và phá thai. Hay là
ta “chữa thì đẻ”. Đẻ ra, một mình nuôi con. Và ta muốn nuôi và dưỡng con tốt,
ta phải chữa lành bản thân, ta phải có tài chính. Vậy có hơn là ta sợ xã hội
nên bắt đầu một cuộc hơn nhân khi chưa sẳn sàng, có hơn là ta phá thai, ta bỏ
đi cơ hội được làm mẹ. Dẫu sao thì, người mang thai và đẻ con vẫn là phụ nữ. Thế
nên đừng phó mệnh cho trời, cho người khác, mà phải có hiểu biết, có giáo dục,
đủ bản lĩnh để kiểm soát, định hướng cho bản năng của mình thật đúng. Trang bị,
dự phòng, hiểu bản thân và khi xảy ra phải biết lựa chọn gì cho đúng đắn.
Đây lại là một con đường khó khăn nhỉ?. Nhưng mình tin rằng,
không có con đường dễ dàng, con đường tắt để có được quả ngọt. Một chuỗi các lựa
chọn, hành động của ta kéo theo nhưng hệ quả như một dòng thác. Đây mới là một
hình thái của luật quy luật nhân quả mà ta tập trung hơn là hình thái nhân quả
kiếp trước – kiếp này, vì ta có thể làm gì được/hay không làm gì được. Mặc dù,
ta biết rằng không phải cứ nhọc công, trải qua gian khổ trên con đường khó khăn
là ta chắc chắn sẽ có được quả ngọt vì ta có thể thất bại đâu đó trên cả một
hành trình dài. Nhưng cũng đừng lấy đó làm cái cớ mà vin vào để chọn con đường
dễ dàng – với hệ quả chắc chắn xấu. Nếu ta đã rất nỗ lực, ta tu thân, ta lựa chọn
theo đường đúng đắn, nhưng kết cục lại không được ngọt ngào – không được như ý
nguyện, thì lúc này đây, là lúc ta có thể dùng hình thái nhân quả kiếp trước –
kiếp này, duyên-nghiệp-phước để ta được tường tỏ.
Và cuối cùng, hành trình mang thai và sinh con là hành trình
đơn độc (đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình). Có thể đồng
cam cộng khổ, có thể san sẽ niềm vui nỗi buồn, thậm chí trên chiến trường có thể
chết thay; Nhưng không ai có thể đẻ thay (từ nature trong tiếng anh có lẽ biểu
thị tốt nội dung này hơn). Phụ nữ như một mảnh đất nơi hạt mầm được gieo xuống,
và sinh trưởng. Đất có dinh dưỡng (nội tại), khí hậu (ngoại tại)
có tốt thì hạt nảy mầm, và sinh trưởng thành cây khỏe mạnh, và cho quả ngọt. Đấy
phải chăng là một sự cuộc viên mãn. Thêm nữa, nếu một người đàn ông mang đến
cho mình những điều tiêu cực, như làm cho mình buồn – khóc – tủi hay phải sử dụng
thuốc tránh thai khẩn cấp, hay buộc người bạn đời của họ phải phá thai, vâng
vâng. Thì ta phải cân nhắc lại người đàn ông đó – yếu tố ngoại tại đó. Rằng nội
tại, chọn ngoại tại, đó là điều phụ nữ nên làm. Hãy để hành trình mang thai và
sinh con (hành trình nature) được gọi với cái tên là thiên chức thay vì gọi làm
một hình phạt (như chúa đã phạt Eva). Cái nature đó được gọi tên bằng gì, phụ
thuộc vào lựa chọn và trải nghiệm của mỗi phụ nữ.
Nhận xét
Đăng nhận xét